Nôn mửa là tình trạng thức ăn sau khi được tiêu thụ trào ngược ra đường miệng. Nguyên nhân có thể từ bên trong như sỏi mật, vấn đề về hệ tiêu hóa và các tế bào đường ruột, hoặc cũng có thể do các nguyên nhân bên ngoài như do dị ứng, ngộ độc thực phẩm, ăn quá nhiều…
Dị ứng thực phẩm
Cơ thể bạn có thể không “chấp nhận” một số thành phần trong một số thực phẩm nhất định. Khi vô tình ăn phải những món ăn mà cơ thể dị ứng, chắc chắn bạn sẽ bị nôn mửa. Có người dị ứng khi ăn hải sản, đậu phộng, có người lại dị ứng với cá, trứng, sữa... Vì vậy, bạn cần nhận biết cơ thể mình có phản ứng dị ứng với loại thực phẩm nào để tránh ăn phải gây nôn mửa.
Các thói quen xấu
Hút thuốc lá và uống quá nhiều đồ uống chứa cồn như rượu, bia trong bữa ăn cũng là một nguyên nhân có thể gây buồn nôn.
Thói quen ăn uống
Ăn quá nhiều, ăn vội và nhai không kỹ không những khiến bạn buồn nôn mà còn gây các vấn đề khác về tiêu hóa.
Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, ói mửa do cơ thể đang tự động tìm cách đẩy chất độc ra ngoài.
Khó tiêu
Tình trạng khó tiêu có thể dẫn đến đầy hơi, ợ nóng, đau dạ dày và nôn mửa.
Tính a-xít
Khi các a-xít trong dạ dày mất đi độ cân bằng tự nhiên, rất nhiều thay đổi sẽ diễn ra trong hệ tiêu hóa và có thể gây nôn mửa.
Ký sinh trùng
Vi khuẩn, virus và các loại ký sinh trùng khác gây nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng là một trong các nguyên nhân khiến bạn buồn nôn.
(Theo Bold Sky)