Thứ Năm, 12/09/2024 16:54 CH
Ánh sáng từ đôi bàn tay
Thứ Hai, 08/04/2024 13:00 CH

Đại diện nhà hảo tâm trao tiền, quà giúp 2 chị em Mai Ngân và Phương Nhi (thôn Long Hòa, xã An Định, huyện Tuy An). Ảnh: KIM LIÊN

Thành ng có câu “Giàu hai con mt, khó đôi bàn tay”, ý mun nói có đôi mt sáng và tm nhìn, cùng vi s cn mn, chăm ch ca hai bàn tay là yếu t quyết đnh s giàu nghèo. Đôi mt không còn nhìn thy ánh sáng, cuc sng ca người khiếm th gp rt nhiu khó khăn.

 

Thế nhưng, bằng nghị lực và lòng yêu lao động, cùng với sự giúp đỡ của các cấp, ngành, không ít người khiếm thị đã vượt khó vươn lên thay đổi số phận.

 

Vượt lên chính mình

 

Mồ côi cha mẹ nên anh Nguyễn Văn Chỉnh (ở xã An Định, huyện Tuy An) không được học chữ đến nơi đến chốn mà đi học nghề mộc từ nhỏ. Năm 26 tuổi, khi đang là thợ lành nghề, sức khỏe rất tốt thì tai họa ập đến với anh. Hôm ấy, vì bị rủ rê nên anh cùng 3 người nữa dùng thuốc nổ để đánh cá trên sông Ngân Sơn thì mìn nổ trên tay. Lúc tỉnh dậy người đau nhức toàn thân, băng quấn quanh đầu, đôi mắt không mở ra được anh quờ quạng biết mình đang ở bệnh viện.

 

“Sau 1 tháng điều trị, bác sĩ cho biết tôi đã vĩnh viễn mất đi đôi mắt. Từ đó, tôi tự mò mẫm trong bóng đen, nhiều lần muốn tự vẫn để bớt gánh nặng cho anh trai và chị dâu. Rồi tôi xin ra sống riêng một mình trong mái lá sau vườn, tự mình nấu cơm bữa sống, bữa nhão, bữa khê...”, anh Chỉnh nhớ lại.

 

Đối diện với cảnh mù lòa, tưởng chừng cuộc đời đã đẩy anh Chỉnh vào ngõ cụt. Nhưng từ khi được học xoa bóp, bấm huyệt miễn phí dành cho người khiếm thị, nghề này như chiếc phao cứu sinh, giúp anh có thể tự lao động để nuôi thân, không còn những tháng ngày sống lay lắt, khổ sở.

 

Anh Chỉnh chia sẻ: “Tôi tâm niệm, mình mất đi đôi mắt nhưng vẫn còn hai bàn tay, từ đó cố gắng vượt qua số phận, Sau khi được Hội Người mù tỉnh hỗ trợ chi phí để vào Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) học nghề xoa bóp, bấm huyệt, tôi về làm việc tại Cơ sở bấm huyệt người mù Phúc Đức (phường 7, TP Tuy Hòa)”.

 

Nhờ “ánh sáng” từ đôi bàn tay, anh Chỉnh đã có việc làm, thu nhập, tinh thần ổn định đến hôm nay. Cũng tại nơi làm việc này, anh đã bén duyên với chị Vân, cũng là một người khiếm thị, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. “Tôi rất biết ơn Hội Người mù tỉnh và huyện Tuy An cũng như Cơ sở bấm huyệt người mù Phúc Đức đã cho tôi niềm vui, niềm tin vào cuộc sống”, anh Chỉnh bày tỏ.

 

Cũng được Hội Người mù tỉnh hỗ trợ kinh phí học xoa bóp, bấm huyệt, chị Trịnh Thị Vân (ở xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân) cho biết, thời gian đầu học nghề này chị cảm thấy rất khó khăn vì đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng. Nhưng sau 5 năm vừa học vừa làm, việc cảm nhận các huyệt đạo ngày càng chuẩn xác, chị đã thuần thục với nghề, có thu nhập ổn định, đủ trang trải sinh hoạt trong gia đình.

 

“Cuộc đời đã lấy của tôi đôi mắt, nhưng còn đôi tay nên tôi luôn tự nhủ mình phải vươn lên. Tôi rất biết ơn các cấp hội đã tạo điều kiện để tôi tự lao động nuôi sống bản thân và chăm sóc gia đình”, chị Vân bộc bạch.

 

Không chỉ anh Chỉnh, chị Vân mà hàng trăm người khiếm thị khác cũng đã được Hội Người mù tỉnh hỗ trợ học nghề xoa bóp, bấm huyệt và nhiều nghề khác để có thể tự chăm lo cho bản thân, vươn lên trong cuộc sống.

 

Bà Võ Thị Đào, người mù ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa được y bác sĩ đến tận nhà khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà. Ảnh: KIM LIÊN

 

San s yêu thương

 

Hai chị em ruột Trần Thị Mai Ngân (13 tuổi) và Trần Thị Phương Nhi (10 tuổi) ở thôn Long Hòa, xã An Định, huyện Tuy An đều bị khiếm thị từ lúc lọt lòng. Cả hai đang là học sinh của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh.

 

Chị Nguyễn Thị Thanh Mùi cho biết sau khi sinh bé Ngân, chị phát hiện đôi mắt của con mờ đục. Tưởng bị bệnh mắt, chị đưa con đi từ bệnh viện này đến bệnh viện khác để khám, điều trị. Cuối cùng các bác sĩ kết luận Ngân bị mù bẩm sinh. Ba năm sau, cháu Nhi ra đời, đôi mắt cũng mờ đục giống như chị. Khó khăn lại càng khó khăn khi các con đều bị khiếm thị bẩm sinh, cả gia đình 4 người vẫn phải ở trong ngôi nhà mái lá, vách nan tre.

 

Biết được gia cảnh chị Mùi, Báo Phú Yên đã kết nối các nhà hảo tâm, phối hợp với Hội Người mù huyện Tuy An hỗ trợ 40 triệu đồng xây nhà Tình thương giúp gia đình chị có chỗ ở tốt hơn. Rồi chị khăn gói vào Tuy Hòa, thuê phòng ở trọ để Ngân và Nhi được học chữ nổi ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh. Hằng ngày, chị đi bán vé số, nhặt ve chai, tối không còn thấy mặt mới về phòng trọ.

 

Còn anh Thanh, chồng chị ở quê làm ruộng, kéo cộ bò, dành dụm từng đồng để gửi vào cho các con ăn học. Mới đây, khi chúng tôi đưa các nhà hảo tâm đến tặng quà, Ngân thổ lộ: “Con sẽ cố gắng học giỏi, lớn lên học nghề, tự mình lao động, kiếm được tiền để ba mẹ bớt khổ, bản thân con không là gánh nặng cho mọi người”.

 

Hay như ông Ma Sang (buôn Zô, xã Ea Ly, huyện Sông Hinh) bị mù nhưng một mình đang nuôi 4 đứa con, từ khi vợ ông bỏ đi biệt xứ. Sẻ chia với gia cảnh ông Sang, nhóm Xứ Nẫu TV đều đặn mỗi tháng giúp gia đình ông 500.000 đồng tiền mặt, 20kg gạo, 2 thùng mì ăn liền cùng một số nhu yếu phẩm khác.

 

Bà Võ Thị Đào (72 tuổi, ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) sống cảnh mù lòa, neo đơn trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp cũng thường xuyên được mọi người giúp đỡ. Mới đây, đoàn thiện nguyện của Công an TP Tuy Hòa đến tận nhà để đo huyết áp, khám tim mạch, cấp thuốc miễn phí và hỗ trợ bà 300.000 đồng. Lần dò từng bước ra sân, bà Đào thổ lộ: “Sống trong bóng tối vất vả lắm! Bà cảm ơn các con đã đến tận nhà khám bệnh, phát thuốc, tặng quà và tiền để bà để dành ăn uống hằng ngày”.

 

Theo ông Trần Văn Thống, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, Phú Yên hiện có 1.098 hội viên người mù. Ngoài trợ cấp của Nhà nước, họ thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội trong và ngoài tỉnh. Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, các cấp hội đã kết nối tặng quà cho tất cả hội viên ở các địa phương. Đến thời điểm này, Hội Người mù tỉnh đã thực hiện 169 dự án, giải ngân nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm, với số tiền 1,8 tỉ đồng cho 400 hội viên vay, mỗi hộ từ 15-30 triệu đồng để chăn nuôi, trồng trọt, mua bán nhỏ… Nhờ đó, trong 5 năm qua, số hộ nghèo là người mù đã giảm 271/728 hộ.

 

 

Với người khiếm thị, dù mất đi đôi mắt nhưng họ vẫn còn sức khỏe, còn đôi tay. Thế nên, việc tạo điều kiện giúp họ vượt qua những khiếm khuyết để vươn lên, tự tin khẳng định mình trở thành người có ích cho gia đình và xã hội là nhiệm vụ mà hội đã và đang thực hiện.

 

Ông Trần Văn Thống, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh

 

KIM LIÊN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek