Thứ Tư, 24/04/2024 23:02 CH
Cần cân nhắc lợi ích giữa các bên trong ký quỹ môi trường
Thứ Năm, 27/11/2014 07:00 SA

Ký quỹ môi trường áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm môi trường nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) với việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đang tồn tại nhiều bất cập khi nhiều doanh nghiệp phản ứng về mức ký quỹ.

 

Hiện nay, các địa phương đã thu được một khoản tiền lớn cho việc phục hồi môi trường. Điều này góp phần tích cực trong việc giảm áp lực cho ngân sách. Sự ràng buộc về mặt kinh tế này buộc các tổ chức doanh nghiệp thực hiện cam kết cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác, sản xuất tốt hơn. Việc ký quỹ đã tạo một nguồn thu không nhỏ góp phần phục hồi cải tạo môi trường. Nhưng hiện nay, tại một số địa phương, đa số các cơ sở khoáng sản chưa thực hiện nộp tiền ký quỹ theo đúng thời hạn quy định, vẫn có doanh nghiệp chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường. Có hiện tượng này, một phần là do hiện chưa có quy định cụ thể về ký quỹ đối với các trường hợp mỏ đang khai thác và thực hiện ký quỹ nhiều lần nhưng vì nhiều lý do mà mỏ tạm dừng hoạt động; một số dự án không có quyết định phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và quỹ bảo vệ môi trường cũng chưa được chặt chẽ; nhận thức của cộng đồng về quyền lợi người dân khu vực có khai thác khoáng sản còn thấp…

 

Theo ông Trần Miên, nguyên Trưởng ban Môi trường Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, thứ nhất, đối với việc cải tạo môi trường, DN phải chịu gánh nặng tài chính khi 2 lần phải lo tiền: ký quỹ với số tiền bằng tổng chi phí thực hiện các công trình cải tạo môi trường theo đề án đã được phê duyệt là số tiền không phải nhỏ. Mặt khác, tiền ký quỹ chỉ được rút về sau khi được xác nhận đã hoàn thành đề án cải tạo môi trường nghĩa là “nằm chết” trong quỹ, trong khi muốn hoàn thành đề án cải tạo môi trường thì DN phải lo một khoản tiền thứ hai để thực hiện các công trình này - đây là một gánh nặng. Trong khi đó, khoản ký quỹ này không được phép đầu tư, cho vay, sử dụng với mục đích khác nên vô hình trung, Sở TN-MT chỉ là người giữ hộ một khoản tiền lớn không sinh lời, còn DN phải gánh chịu mọi thiệt thòi từ việc tiền ký quỹ “nằm chết” trong quỹ suốt thời gian DN hoàn thành đề án cải tạo môi trường.

 

Có thể khẳng định rằng, việc ký quỹ môi trường là công cụ đắc lực, hiệu quả trong việc buộc các đơn vị phải ưu tiên bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong sản xuất, kinh doanh. Qua đó nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Tuy nhiên, thực tế triển khai cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thay đổi căn bản phương thức quản lý nhằm chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức của các đơn vị về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định ký quỹ cũng phải coi trọng lợi ích của phía doanh nghiệp.

 

PHƯƠNG MINH (tổng hợp)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek